Sức khỏe não bộ

Chấn thương sọ não là một dạng chấn thương đặc biệt nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Chấn thương sọ não có thể xảy ra với mọi người ở mọi nơi. Việc nhận biết các biểu hiện và triệu chứng của chấn thương sọ não vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có hướng xử trí kịp thời…

8. Cách xử trí khi gặp bệnh nhân chấn thương sọ não

Nếu bạn hoặc con bạn gặp phải chấn thương ở vùng đầu khiến bạn lo lắng hoặc gây ra những thay đổi về hành vi, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của chấn thương sọ não sau một cú đánh hoặc chấn thương khác ở vùng đầu trong thời gian gần đây.

Các thuật ngữ “nhẹ”, “vừa” và “nặng” được sử dụng để mô tả ảnh hưởng của chấn thương đối với chức năng não. Chấn thương sọ não nhẹ vẫn được coi là một chấn thương nặng cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác để đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Có rất ít khả năng để đảo ngược tổn thương não ban đầu do chấn thương gây ra. Các bác sĩ sẽ cố gắng ổn định một bệnh nhân bị chấn thương sọ não và tập trung vào việc ngăn ngừa các biến chứng.

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm để chẩn đoán và tiên lượng cho bệnh nhân chấn thương sọ não, bao gồm:

Xét nghiệm máu

X-quang sọ và cổ để kiểm tra gãy xương hoặc mất ổn định cột sống.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Thường áp dụng với những bệnh nhân bị chấn thương sọ não vừa và nặng.

Việc điều trị sẽ tập trung vào những vấn đề chính đó là:

Bảo đảm cung cấp oxy thích hợp cho não và phần còn lại của cơ thể.

Duy trì lưu lượng máu đầy đủ.

Kiểm soát huyết áp.

Khoảng một nửa bệnh nhân bị chấn thương nặng ở đầu sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ các khối máu tụ hoặc các mô não bị tổn thương.

Những bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ vừa đến nặng được phục hồi chức năng bao gồm:

Vật lí trị liệu

Liệu pháp vận động

Trị liệu ngôn ngữ

Tâm lí học

Hỗ trợ xã hội

9. Phòng tránh chấn thương sọ não

Một số việc làm đơn giản có thể giúp làm giảm nguy cơ chấn thương não:

Dây an toàn và túi khí: Luôn thắt dây an toàn trên xe ô tô. Trẻ nhỏ phải luôn ngồi ở ghế sau của ô tô được bảo đảm bằng ghế an toàn dành cho trẻ em hoặc ghế nâng phù hợp với kích thước và trọng lượng của trẻ.

Đã uống rượu bia thì không lái xe, kể cả các loại thuốc kê đơn có thể làm giảm khả năng lái xe.

Mũ bảo hiểm: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, ván trượt, mô tô hoặc xe địa hình. Cũng nên đeo bảo vệ đầu thích hợp khi chơi bóng chày hoặc tiếp xúc với các môn thể thao như trượt tuyết, trượt băng hoặc cưỡi ngựa.

9.1. Phòng tránh té ngã

Những việc làm đơn giản sau đây có thể giúp NCT tránh bị ngã khi ở trong nhà:

Lắp đặt tay vịn trong phòng tắm.

Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen.

Lắp đặt tay vịn hai bên cầu thang.

Cải thiện ánh sáng trong nhà.

Giữ cho cầu thang và sàn nhà không bị lộn xộn, không bị trơn trượt.

Kiểm tra thị lực thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên.

9.2. Phòng ngừa chấn thương đầu ở trẻ em

Chúng ta có thể giúp trẻ tránh bị thương ở đầu bằng một số việc làm sau:

Lắp đặt cổng an toàn ở đầu cầu thang.

Giữ cho cầu thang không bị lộn xộn.

Lắp đặt bộ phận bảo vệ cửa sổ để ngăn ngừa ngã.

Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen.

Sử dụng các sân chơi có vật liệu hấp thụ sốc trên mặt đất.

Không để trẻ em chơi trên lối thoát hiểm hoặc ban công

                                                                                                                BS Phạm Đình Nam& BS YHCT Nguyễn Mạnh Linh

Trả lời