Như chúng ta đã tìm hiểu về chứng bệnh: Viêm – thoái hóa khớp vai, bệnh lí hay gặp ở NCT. Chứng bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa, gây đau cứng khớp, cản trở vận động của vai và cánh tay. Nguy hiểm hơn, viêm – thoái hóa khớp vai biến chứng mất hoàn toàn khả năng vận động của cánh tay…
#kỳ_3: Điều trị viêm – thoái hóa khớp vai
♻️Khi nào phải gặp bác sĩ ngay
Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ bao gồm:
– Không có khả năng mang vác hoặc sử dụng cánh tay.
– Một chấn thương gây biến dạng khớp.
– Đau ở vai xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
– Đau vai kéo dài sau vài ngày.
– Không có khả năng nâng cánh tay.
– Sưng hoặc bầm tím đáng kể xung quanh khớp hoặc cánh tay.
– Dấu hiệu viêm bao gồm sốt, nóng, đỏ da.
– Bất kì triệu chứng bất thường nào khác đi kèm với đau vai như đau bụng hoặc khó thở.
♻️Điều trị viêm – thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp nói chung và khớp vai nói riêng tiến triển từ từ và dần dần nặng hơn, chưa có cách điều trị hết hẳn. Vì thế mục tiêu của điều trị là giảm đau và cải thiện tình trạng chức năng khớp vai.
Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc: Luyện tập hợp lí, vật lí trị liệu, tập phục hồi chức năng vận động khớp vai, phương pháp châm cứu và dùng thuốc YHCT, chườm nóng hoặc lạnh…
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Tuổi tác, hoạt động và nghề nghiệp, sức khỏe tổng thể, tiền sử y tế, khớp bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Tùy mức độ nặng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng luôn phải tăng cường chức năng chủ cốt của tạng thận.
?Phương pháp điều trị không dùng thuốc:
Luyện tập thể thao hợp lí: Tập luyện còn làm tăng độ bền và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp ổn định hơn. Tập luyện để hồi phục khớp vai là ưu tiên tập những động tác xoay khớp vai nhưng phải xoay vận động từ từ để giảm sự hao mòn tổn thương ổ khớp. Phương pháp tập luyện được khuyến cáo là: Động tác xoay vai trong tập bài Dưỡng sinh Kinh lạc… Tránh các hoạt động làm tăng đau khớp, chẳng hạn như đập bóng chuyền, đập cầu lông hoặc các động tác vận động mạnh cánh tay. Khi tập mà cảm thấy đau khớp thì dừng lại. Đau kéo dài nhiều giờ sau khi tập thể dục có nghĩa là đã tập quá trớn. Nhưng không có nghĩa là nên ngừng tập luyện hoàn toàn mà chúng ta giảm cường độ hoặc đổi phương pháp tập luyện (nếu phương pháp sai).
❗️Lưu ý: Phải khởi động thật kĩ các khớp đặc biệt khớp vai khi tập luyện. Khởi động khớp vai sẽ giúp cho khớp chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động” tốt. Chất nhờn dịch khớp sẽ được tiết ra nhiều hơn. Hiện nay, vấn đề khởi động kĩ các khớp trước khi tập luyện là rất ít NCT quan tâm. Chúng ta phải thay đổi thói quen có hại cho khớp trước khi tập luyện (hướng dẫn kĩ vấn đề tập luyện tại kì sau).
?Bổ sung thêm các chất cần thiết cho quá trình tổng hợp sụn, xương và dịch khớp như: Canxi hữu cơ, collagen typ II, Glucosamine và Chondroitin ….
?Vật lí trị liệu: Trong vật lí trị liệu có những phương pháp điều trị giảm đau và sưng khớp rất hiệu quả. Khi bạn bị đau, sưng khớp vai thì bạn nên ưu tiên điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.
?Tập vận động, phục hồi chức năng cho khớp vai (đối với mỗi bác sĩ có một phương pháp tập vận động, phục hồi chức năng riêng của mình nhưng dù tập theo cách nào thì kết quả cần đạt được là: Bệnh nhân phải đỡ đau, chức năng vận động của khớp vai phải được phục hồi).
?Châm cứu: Có tác dụng trong điều trị viêm (thoái hóa) khớp vai. Nhưng phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của thầy thuốc châm cứu. Vì vậy nên nhờ thầy thuốc có uy tín điều trị.
♻️Điều trị dùng thuốc:
-Bài thuốc Y học cổ truyền: Phương pháp chữa nhằm: Lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.
– Trong kho tàng YHCT còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp vai. Trong đó, có những vị thuốc thường được chỉ định nhất, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tốt và không có tác dụng phụ như: Khương hoạt, Phòng phong, Đỗ trọng, Tang chi…
– Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau giảm viêm tốt như vỏ cây liễu trắng. Vỏ cây liễu đã được sử dụng trong nhiều thế kỉ ở châu Âu như một loại thuốc giảm đau. Các thành phần hoạt chất từ vỏ cây liễu được gọi là salicin chuyển thành axit salicylic có tác dụng giảm đau giảm viêm như thuốc aspirin nhưng không gây tác dụng phụ.
– Trên thị trường có nhiều loại sản phẩm có cao liễu trắng để tăng hiệu quả trong điều trị viêm thoái hóa khớp nói chung và khớp vai nói riêng như: Dưỡng khớp ngũ lão, Viên khớp ngũ lão …
Tất cả các thuốc tây y dùng điều trị bệnh đều có tác dụng phụ không mong muốn kèm theo. Đặc biệt là thuốc điều trị bệnh xương khớp, thường bệnh nhân nếu sau một đợt điều trị kéo dài 10 – 20 ngày liên tục bằng phương pháp vật lí trị liệu phục hồi chức năng hoặc y học cổ truyền mà triệu chứng không cải thiện thì có thể kết hợp điều trị thuốc tây do bác sĩ chỉ định.
?Mời quý độc giả đón đọc phần tiếp theo của “Viêm – thoái hóa khớp vai” trong chuyên đề: “Khớp vai và những điều cần biết”.
Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Kiến Phúc Đường – Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền.
?Địa chỉ: Số 906 Ct6 Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
☎️Điện thoại: 0866.833.863
?Di động: 0878.565.665
https://www.facebook.com/DuocLieuKienPhucDuong
?Email: kienphucduong.vn@gmail.com
?Youtube: Kiến Phúc Đường
Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên.
BS Phạm Đình Nam– Trịnh Minh Dũng